Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Buổi sinh hoạt thứ 5: ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI - KHÔNG THỂ BỊ LỪA DỐI

BUỔI SINH HOẠT THỨ 5 
ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI - KHÔNG THỂ BỊ DỐI LỪA

Một buổi sinh hoạt "ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI - KHÔNG THỂ BỊ DỐI LỪA" của CLB TƯ DUY KINH DOANH đã diễn ra với thật nhiều tiếng cười, nhiều kiến thức bổ ích và nhiều người bạn...





♚♚ Tất cả mọi người, vì những lý do khác nhau, ít nhiều đều nói dối, nhưng không ai thích thú khi bị lừa dối.  Cách tự vệ, tránh bị sập bẫy hay xoay chuyển tình thế hiệu quả nhất, trong mọi hoàn cảnh, là NHẬN THỨC ĐÚNG ĐỐI PHƯƠNG, PHÁN XÉT ĐÚNG SỰ VIỆC VÀ CHỦ ĐỘNG KIỂM SOÁT TÌNH TÌNH.
Xa hơn, muốn trở thành người luôn nắm giữ sự thật, chúng ta cần phải điều khiển đối phương thay vì chịu ảnh hưởng của họ.
♚♚ Khi chúng ta trò chuyện, 7% sự thật ẩn chứa trong LỜI TỪ, 38% trong GIỌNG NÓI, 55% trong HÀNH VI VÀ CỬ CHỈ. Tuy nhiên chúng ta thường chỉ chú ý đến lời từ và bỏ quên phần thông điệp thể hiện qua yếu tố PHI NGÔN TỪ- phần lớn nhất và có thể nói là chân thực nhất.

Chúng ta cùng nhìn lại một số kiến thức được đúc kết từ buổi sinh hoạt nhé:
NGÔN NGỮ CƠ THỂ
Sau đây là một số những biểu hiện cụ thể của những người nói dối:
♚♚ Biểu hiện 1: Ngôn ngữ của đôi mắt
- Người nói dối không nhìn thẳng vào mắt người đối diện mà liếc xuống hoặc nhìn đi hướng khác.
- Liếc lên trên rồi qua trái thì dường như bạn đang nói thật
- Liếc lên trên rồi qua phải thì có lẽ bạn là người nói dối. 
- Liếc mắt đi chỗ khác hoặc liếc xuống dưới vào thời điểm quan trọng trong khi đối thoại cũng có thể làm bạn trông thiếu thành thật. Hầu hết mọi người đều cảm thấy đôi mắt thực sự là "cửa sổ tâm hồn" cho nên họ thường che giấu chúng khi muốn hạn chế tiết lộ sự thật.
- Tuy nhiên ngưng chớp mắt, cố gắng giữ cho mắt không chớp trong khoảng thời gian rất lâu cũng chứa đựng ý nghĩa nhất định. Theo nghiên cứu, những tên tội phạm và kẻ lừa đảo thường hay dùng ánh mắt này. Có thể họ cho rằng nhìn bằng đôi mắt mở to sẽ làm họ trông thành thật hơn.

♚♚ Biểu hiện 2: Cơ thể không hoạt bát
Người nói dối ít cử động cánh tay, bàn tay. Người đó thường đặt tay trên đùi khi ngồi, bên sườn khi đứng hoặc đút tay vào túi hoặc siết chặt các ngón tay.
Thêm vào nữa các cử chỉ buông thõng cánh tay, ngồi với tư thế tay chân khép lại, bắt chéo chân, cử chỉ tay chân với lời nói không tự nhiên, không khớp nhau, hoặc những cử chỉ lặp di lặp lại một cách máy móc, vụng về…đều không đáng tin cậy.

♚♚Biểu hiện 3: Sự che đậy vô thức
Khi trả lời câu hỏi người nói dối đưa tay lên mặt, lấy tay che miệng, sờ mũi, gãi mũi, giụi mắt, túm lấy tai, gãi cổ, ngón tay để trong miệng

♚♚Biểu hiện 4: Thái độ không nhất quán, mâu thuẫn
Lời nói và cử chỉ đi kèm không thống nhất với nhau

♚♚ Biểu hiện 5: Nụ cười không chân thật
Nụ cười gượng ép khiến miệng khép lại, căng thẳng và không có sự chuyện động nào trong mắt hoặc trên trán

♚♚Biểu hiện 6: Người nói dối đặt một vật giữa mình và người kết tội mình

 CUỘC ĐẤU TRÍ
Khi Chúng ta nghi ngờ một sự việc nào đó, ta sẽ đặt ra các câu hỏi để tìm ra sự thật. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi như thế nào, và cách xử sự của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm ra sự thật. Đôi khi, chính cách chúng ta hỏi và tiếp cận sẽ khiến đối phương không thể nói dối và sẵn sằng thừa nhận sự thật. Có hai phương pháp hữu hiệu sau đây sẽ giúp ta tìm ra sự thật một cách dễ dàng:
1.Phương pháp 1: Cách đặt câu hỏi.
 Dưới đây là những nguyên tắc cần nhớ.
NT1: Giả định nghi ngờ của bạn như một sự thật
NT2: Nêu ra những chi tiết hiển nhiên (những sự thật bạn biết đều là đúng)
NT3: Chuyển trọng tâm từ đe doạ sang đề nghị
NT4: Lời đề nghị cần phải khiến người đó dễ chấp nhận và nghe hợp lí.
2.Phương pháp 2: Những câu hỏi ẩn
3. Đi tìm sự thành thật.

LỜI NÓI DỐI
1. Người đó sử dụng lại từ ngữ của bạn để giải thích luận điểm của mình
2.Người đó càng cố gắng thì bạn càng nên dè chừng
3.Lời nói hớ
4. Tôi không phải hạng người đó
5.Sự im lặng mạ vàng

CÙNG NHÌN LẠI MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI SINH HOẠT NHÉ
 Khởi động với trò chơi vui nhộn


                                                  Cùng nghe những bản nhạc tình ca sâu lắng


Điểm khác biệt trong lần sinh hoạt này, là các thành viên được chia làm các tổ, và họ sẽ hoạt động trong tổ này từ bây giờ trở về sau. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, các tổ sẽ nhận được 1 nhiệm vụ và sẽ thể hiện trong buổi sinh hoạt tiếp theo. Tại buổi SH5, 3 tổ trưởng quản lý 3 tổ là 3 thành viên của BĐH: Anh Tuấn, Lý, Sam Sam



Buổi sinh hoạt bắt đầu. Các thành viên trao đổi, thảo luận rất sôi nổi




Cùng giải đáp các câu hỏi hóc búa, các tình huống nan giải




Và những giây phút bên nhau thật gần gũi và ý nghĩa:




Và một văn hóa không thể thiếu được ở SBC đó là ngồi lại bên nhau và hô vang khẩu hiệu:
Hãy suy nghĩ thông minh
Hãy hành động chính xác để thành công




Các bạn còn nhớ các clip tình huống hài hước, cười rung chuyển cả khán phòng nhưng cũng không kém phần hóc búa không? 
Xem lại 1 trong các tình huống đấy nhé:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét